Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc là dự án thành phần số 2, thuộc dự án Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (Đà Lạt). Theo đó dự án có tổng chiều dài 67km, tổng nguồn vốn xây dựng công trình dự kiến gần 19.500 tỷ đồng, theo hình thức PPP với sự hỗ trợ góp vốn từ ngân sách Nhà nước.
Sơ lược tuyến Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc
Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc là dự án thành phần thuộc Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (đây là một trong những tuyến cao tốc quan trọng theo Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam giai đoạn 2020, định hướng đến năm 2030). Khi dự án hoàn thành giúp kết nối tỉnh Lâm Đồng nói riêng, khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đồng Nai, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giám áp lực giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển...
Tiến độ dự án Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc
Tháng 1/2021, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 24/TB-VPCP giao Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đầu tư dự án Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc theo phương thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT với sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.
Tháng 2/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập Hội đồng Thẩm định liên ngành để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư và xây dựng cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc.
Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, dự án Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc nếu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, thì địa phương sẽ sớm triển khai các bước như: lập báo cáo nghiên cứu khả thi, giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư... Thúc đẩy triển khai dự án bà đặt mục tiêu hoàn thành dự án vào cuối năm 2024.
Chiều dài, quy mô dự án Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc
Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có chiều 67km, được thiết kế với quy mô 4 làn xe. Trong giai đoạn 1 của dự án mặt đường với chiều rộng 17m và có vận tốc thiết kế 80km/h. Trong giai đoạn hoàn chỉnh dự án đạt tiêu chuẩn đường cao tốc với 4 làn xe, diện tích mặt đường rộng 22m.
Trong đó, giai đoạn 1 của dự án chiếm diện tích khoảng 389 ha và trong giai đoạn hoàn chỉnh chiếm diện tích 455 ha (Đồng Nai khoảng 80,84 ha và Lâm Đồng 374,51 ha).
Dự án Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có điểm đầu đi qua xã Phú trung, huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) khoảng 11km và có 56km đi qua các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và TP Bảo Lộc, với điểm cuối giao với đường Nguyễn Văn Cừ (tỉnh Lâm Đồng.
Nguồn vốn để thực hiện Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc
Theo đó dự án Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có tổng mức đầu tư gần 19.500 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước khoảng 9.151 tỷ đồng (50% ngân sách Trung ương và 50% ngân sách tỉnh Lâm Đồng), vốn do nhà đầu tư PPP huy động khoảng 10.319 tỷ đồng.
Thời gian hoàn vốn dự kiến là 20 năm 7 tháng, thông qua hình thức thu phí giao thông đường bộ, với mức giá thu dự kiến 2 nghìn đồng/km và 3 năm sẽ được tăng giá một lần mỗi lần tăng 15%.
Mục đích, ý nghĩa của dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc
Như vậy việc đầu tư dự án không chỉ góp phần hoàn chỉnh hạ tầng giao thông của khu vực, mà còn có vai trò quan trọng trong việc liên kết vùng, kết nối các trung tâm kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, quốc phòng - an ninh của khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ...
Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc được đầu tư và cùng với đoạn đầu là Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (thuộc Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương) đang được Bộ Giao thông vận tải chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2021-2025, thì ngoài vai trò đồng bộ về mặt hạ tầng, thì dự án đã góp phần giải quyết nút thắt giao thông cho Quốc lộ 22 (đoạn qua đèo Bảo Lộc vốn có độ dốc lớn, hẹp và quanh co và thường xuyên sạt lở do ảnh hưởng của thời tiết, luôn xảy ra tình trạng ùn tắc, tai nạn).
Bên cạnh đó, thông qua tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, người dân dễ dàng kết nối với các điểm giao thông khác giúp cho việc vận chuyển hàng hóa đến các nơi tiêu thụ dễ dàng và nhanh chóng, đem lại nguồn hàng dồi dào và tươi ngon.
Dự án hoàn thiện không chỉ giúp giải quyết nhu cầu đi lại mà còn có ý nghĩa quan trọng góp phần kết nối, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và toàn vùng nói chung. Đặc biệt thúc đẩy tiềm năng về du lịch của Đà Lạt (Lâm Đồng), khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên… Vì vậy đây là dự án mà người dân tỉnh Lâm Đồng và khu vực Tây Nguyên nói chung đang trong chờ từng ngày vào dự án này.
Theo các chuyên gia đánh giá, với sự phát triển đồng bộ về hạ tầng giao thông, cùng với các chính sách đầu tư, phát triển. Trong tương lai TP. Bảo Lộc nói riêng, tỉnh Lâm Đồng nói chung, không chỉ trở thành tâm điểm về du lịch, thu hút nguồn vốn đầu tư dồi dào, thúc đẩy thị trường bất động sản tại đây cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ và giá trị tăng cao.
Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có chiều dài 200,3km, với điểm đầu nối với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, điểm cuối nối cao tốc Liên Khương - Prenn kéo dài đến Đà Lạt. Như vậy khi tuyến đường Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ góp phần làm cho hệ thống giao thông thông suốt, thay đổi bộ mặt của các địa phương mà tuyến cao tốc này đi qua, rút ngắn thời gian di chuyển và vận chuyển hàng hóa, tránh tình trạng ùn tắc... kết nối Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên Hải Trung Bộ.
Cao tốc gồm 3 giai đoạn thành phần: Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương. Hiện các dự án đã có chủ trương đầu tư và đang hoàn thành các thủ tục liên quan và có kế hoạch giải phóng mặt bằng...